Trong nghiên cứu với 21.000 người trưởng thành ở độ tuổi 50 sống ở 13 nước châu Âu, các nhà nghiên cứu đã so sánh thói quen hút thuốc, béo phì và ít tập thể dục thể thao với công việc, tuổi thọ, tình trạng hút thuốc, uống rượu bia của cha mẹ các tình nguyện viên khi họ còn nhỏ.
Kết quả cho thấy những thói quen của cha mẹ khi các tình nguyện viên 10 tuổi có ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe khi trưởng thành từ 31-78% (chia trung bình là 50%). Nhà khoa học Sandy Tubeuf, Đại học Leeds, cảnh báo rằng kết quả nghiên cứu này cho thấy việc giảm cân hay bỏ thuốc lá ở 1 số người sẽ gặp khó khăn hơn vì ảnh hưởng bởi lối sống của bố mẹ học lúc họ còn nhỏ.
Những nước có sức khỏe tốt nhờ thói quen tốt của cha mẹ theo thống kê là Cộng hoà Séc (78%), Đức (72%), Tây Ban Nha (70%), Pháp (66%) và Áo (64%). Trong khi đó, những nước có sức khỏe kém hơn là Bỉ (31%), Netherlands (34%) và Thụy Sĩ (41%).
Trẻ nhỏ sẽ tập thói quen của bố mẹ khi lớn lên (Nguồn: indianexpress)
Tầm quan trọng của lối sống cha mẹ đối với sức khỏe con cái được giải thích bởi hai nguyên nhân: đầu tiên là điều kiện sống thiếu thốn khi nhỏ sẽ dẫn tới đói nghèo và các vấn đề vè sức khoẻ khi trưởng thành, thứ hai là yếu tố di truyền.
Nghiên cứu cho thấy, ở tất cả các nước (trừ Thụy Điển) nếu cha mẹ có thói quen hút thuốc khi con còn nhỏ, trẻ nhiều khả năng cũng sẽ hút thuốc khi trưởng thành.
Một người sẽ thường béo phì nếu cha mẹ của họ (ở Đức, Hi Lạp và Áo) hút thuốc lá và uống rượu khi nhỏ. Ở Đan Mạch, béo phì chỉ liên quan với các cha mẹ nghiện rượu còn ở Pháp thì liên quan với cha mẹ hút thuốc. Và nếu cha mẹ (Pháp) hút thuốc khi trẻ 12 tuổi thì có thể trẻ khi lớn sẽ hút thuốc nhiều gấp đôi cha mẹ.
Các phát hiện này cho thấy cần phải có kế hoạch nghiêm túc mới để cai thuốc lá hay giảm cân hiệu quả hơn. Đặc biệt, bên cạnh các khuyến nghị ăn 5 khẩu phần rau và trái cây mỗi ngày, cần có các hướng dẫn thúc đẩy con người có lối sống lành mạnh mà không đổ lỗi hay trì hoãn.
>> 11 điều khác biệt giữa cha mẹ thông thường và thông thái
Nguồn: Dân trí