Hệ miễn dịch suy giảm khi trời bắt đầu chuyển lạnh cộng với thời tiết thay đổi thất thường lúc mưa ẩm nắng lạnh. Các mầm móng virus gây bệnh hoạt động mạnh lên khiến sức khỏe bạn đối mặt với nhiều nguy cơ cảm cúm.
Đây là căn bệnh phổ phiến khi thời tiết giao mùa, nhất là ở thời điểm hiện tại. Bệnh cảm lạnh, cảm cúm không hẳn nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không điều trị khỏi và giữ gìn sức khỏe cẩn thận dễ gây ra các biến chứng nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng.
Cảm cúm, cảm lạnh. (Ảnh: songkhoe)
Tác nhân gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh khi trời trở lạnh. Sức đề kháng giảm khiến nguy cơ nhiễm bệnh cao. Do đó, các bạn cần giữ ấm cho cơ thể trong những ngày này, đặc biệt là cổ và mũi. Cần đeo khẩu trang tránh khói bụi khi ra đường để phòng ngừa khả năng bệnh viêm mũi, hen suyễn.
Trời chuyển lạnh dễ viêm mũi. (Ảnh: xoangbachphuc)
Bệnh viêm phổi gia tăng vào mùa lạnh hoặc tái phát mạnh ở người đã có bệnh tiền sử. Bệnh này diễn ra rất nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không xử lý kịp thời. Nên mặc ấm, ăn đủ chất và hạn chế ăn đồ lạnh để phòng tránh viêm phổi. Cần khẩn trương đi khám khi có triệu chứng ho nhiều, khó thở và tức ngực.
Tức ngực là một biểu hiện của viêm phổi. (Ảnh: hellobacsi)
Đột quỵ không phải chỉ có ở người già và tỷ lệ mắc bệnh đang dần trẻ hóa tại Việt Nam. Do sử dụng thường xuyên rượu bia, chất kích thích, sinh hoạt thiếu khoa học hay căng thẳng kéo dài dẫn đến nguy cơ đột quỵ rất cao. Nhất là vào thời điểm giao mùa có thời tiết biến đổi đột ngột. Để phòng tránh bạn cần giữ ấm cho cơ thể và ăn uống đủ chất, thường xuyên vận động để tăng cường miễn dịch.
Biến đổi thời tiết đột ngột dễ bị đột quỵ. (Ảnh: cgvdt)
Hoài Ngân