B.S Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết, dấu hiệu của trẻ bị tiêu chảy đó là khi đi tiêu trên 3 lần trong vòng 24 giờ và phân tiêu ra lỏng.
Nhanh chóng đưa trẻ đến trạm y tế khi bị tiêu chảy liên tục (Nguồn: hoidapbacsi)
Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm! Nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị tử vong nếu cơ thể nhanh chóng bị khô kiệt mà không được bổ sung nước kịp thời. Hơn nữa, tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân khiển trẻ bị tiêu chảy đó là do thời tiết. Thời tiết nắng nóng là thời điểm trẻ mắc bệnh tiêu chảy nhiều nhất. Bởi thức ăn dễ ôi thiu, thiếu nguồn nước sạch. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của triệu chứng tiêu chảy thì phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất để theo dõi. Chứ không được tự ý để trẻ ở nhà và điều trị theo những cách chủ quan của mình.
Cụ thể đây sẽ là một số dấu hiệu khác của bệnh tiêu chảy mà các phụ huynh cần phải hết sức lưu ý: trẻ sốt cao khó hạ, li bì khó đánh thức, co giật, trẻ đi tiêu phân có máu, dấu hiệu chuyển qua kiết lỵ, … Nếu gặp bất kỳ các trường hợp nào vừa nêu thì các phụ huynh tuyệt đối không nên để trẻ điều trị tại nhà.
Ngoài ra, bác sĩ Phúc còn lưu ý, cần ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ. Hơn nữa, trẻ em cần thực hiện đầy đủ việc chích ngừa, đặc biệt là văcxin ngừa tiêu chảy để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.
Lee Dao (Theo vnexpress)