Bệnh loãng xương (Osteoporosis) là một dạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm tổ chức xương, tăng độ xốp, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích. Đây là hậu quả của việc suy giảm khung protein và lượng canxi gắn vào các khung này.
Loãng xương khiến xương dòn, xốp, kém đàn hồi và dễ tổn thương
Bệnh loãng xương là hậu quả của sự mất cân bằng của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương xảy ra bình thường. Loãng xương khiến khung xương kém vững chắc dễ bị tổn thương ảnh hưởng đặc biệt đến các vận động hằng ngày của người bệnh.
Do yếu tố phát triển thể chất thiếu cân bằng từ bé, đặc biệt còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống thiếu protein, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không thể hấp thụ Vitamin D… Vì vậy, khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở độ tuổi trưởng thành thấp hơn mức cần thiết dẫn đến bệnh loãng xương. Ngoài ra thì Tiền sử gia đình – có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nguy cơ loãng xương.
Tuổi già là yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh loãng xương tăng cao
Nguy cơ mặc bệnh loãng xương cũng cao hơn với người ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tất hoặc do nghề nghiệp. Các thói quen xấu như sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa.
Với một người mang sẵn trong mình những bệnh lý: thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, suy tinh hoàn…); bệnh về nội tiết : Cường giá, suy giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, bệnh mãn tính đường tiêu hóa là những bệnh khiến cho cơ thể giảm háp thụ canxi, vitamin D, protein… ảnh hưởng chuyển hóa canxi và sự tạo xương; bệnh suy thận mãn tính hoặc chạy thận lâu ngày cũng gây mất canxi qua đường tiết niệu; các bệnh khớp, xương mãn tính đặc biệt là với bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp càng làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
Ngoài ra thì bệnh loãng xương còn bị gây ra bởi tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc điều trị dài hạn như thuốc chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa đái tháo đường (insulin), thuốc chống đông (heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid, khiến cho quá trình hấp thụ canxi và tạo xương bị ức chế, mặc khác lại tăng bài xuất canxi ở thận dẫn đến quá trình hủy xương gây mất cân bằng dẫn đến loãng xương.
Theo Zing News