1. Bệnh sởi là gì
Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Một khảo sát vào năm 2010 cho thấy trên thế giới cứ 4 phút sẽ có một người chết do bệnh sởi.
Nguyên nhân gây bệnh. (Ảnh: vcmedia)
2. Ai sẽ dễ mắc bệnh
Tất cả những người chưa mắc sởi hoặc chưa tiêm vacxin miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ cần nên tiêm vacxin để cơ thể đáp ứng miễn dịch do cơ địa dễ mẫn cảm.
3. Triệu chứng gây bệnh
Phát hiện trên da các nốt hình tròn hoặc bầu dục thành từng mảng hay riêng lẽ. Đó là phát ban mịn, bệnh bắt đầu nổi trên mặt, trên thân, tay chân hay ở sau tai. Ngoài ra, khi sốt cao kéo dài 4 – 5 ngày kèm theo ho, hắt hơi, đau cơ, mắt đỏ, đau đầu và bỏ ăn là một triệu chứng bệnh sởi khác.
Phát ban khắp cơ thể. (Ảnh: trithucsong)
4. Biến chứng
Cánh đàn ông nên lưu ý, khi phụ nữ mang thai mắc sởi có thể tăng nguy cơ bị sảy thai hay dị tật thai nhi. Đối với trẻ em khi mắc bệnh sởi sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: viêm ta giữa gây chảy mủ tai, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm thanh quản và suy dinh dưỡng kéo dài,
5. Đường lây bệnh
Khi người mang mầm bệnh sởi ho, xì mũi hay hắc hơi làm nước bọt bắn ra vào không khí giúp các virus lây truyền rất nhanh khi ai đó hít vào. Người bệnh sởi phát tán virus sau vài ngày mắc bệnh và 5 – 7 sau khi phát ban.
6. Các điều trị
Đối với tình trạng bị sởi nhẹ có thể điều trị tại nhà và cho uống thuốc để hạ sốt, uống thuốc giảm ho, ăn thức ăn lỏng, đặc biệt phải uống nước. Khi có triệu chứng nặng như đau đầu, khó thở và khò khè thì lập tức đến bệnh viên càng để được điều trị.
Uống thuốc hạ sốt để phòng ngừa sởi. (Ảnh: mekhonghoanhao)
7. Phòng tránh
Đầu tiên bạn nên đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh hoặc vào khu nhiễm bệnh, cách ly người mắc bệnh sởi. Rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc người bệnh hoặc sau khi tiếp xúc tại khi nhiễm bệnh để hạn chế mầm bệnh lây lan sang người khác. Bên cạnh đó, cần phải tiêm vacxin để phòng ngừa giúp cơ thể đáp ứng miễn dịch.
8. Sai lần nên tránh
Sai lầm khi điều trị bệnh là kiêng nước, gió, trùm kín hay kiêng ăn. Bởi vì, bạn sẽ gây nhiễm trùng da khi cơ thể kiêng nước, bạn không thể trùm kín để hạ sốt, có thể gây ra nguy cơ co giật. Bạn sẽ thiếu dinh dưỡng trầm trọng nếu kiêng ăn, dễ dẫn đến biến chứng nặng
9. Cách miễn dịch
Bạn nên lưu ý, người tuy đã tiêm vacxin sởi vẫn có thể mắc bệnh nhẹ. Người đã có miễn dịch sẽ được miễn dịch vĩnh viễn. Một số người có cơ địa mẫn cảm có thể tái phát sởi.
10. Cẩn trọng khi dùng thuốc dân gian
Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh bài thuốc uống và tắm nước hạt mùi có tác dụng phòng trị sởi. Ngoài ra, các hạt hay cây khô hiện nay được dùng nhiều thuốc trừ sâu dễ gây hại cho người bệnh.
Hoài Ngân