Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến trái đất, sự thay đổi nhiệt độ, mực nước biển tăng cao, hạn hán, lũ lụt đã làm cho trái đất dần mất đi sự xinh đẹp. Đồng thời, sự tác động của con người vào thiên nhiên cũng là nguyên nhân các địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới dần bị “xoá sổ”.
Copenhagen thủ đô nằm ở bờ biển phía Đông của Đan Mạch, nơi đây mang đậm dáng vẻ của thời gian và hơi thở cổ điển. Những con đường cổ, nhà thờ lâu năm hay những lâu đài tráng lệ có từ những thế kỷ trước cho đến nay vẫn còn tồn tại đã góp phần tạo nên một Copenhagen mang chất cổ tích, nơi lý tưởng dành cho những kẻ mộng mơ.
Copenhagen thành phố với vẻ đẹp cổ tích đầy thơ mộng (ảnh: vietjetair)
Tuy nhiên, do vị thế nằm gần biển mà mức nước biển ngày càng tăng do nóng lên toàn câu thì việc Copenhagen bị nhấn chìm là điểu sớm muộn. Đan Mạch vẫn đang cố hoặc định chiến lược cho những dự án nhằm cứu lấy vùng đất cổ tích này.
Được thế giới ví là viên ngọc quý của Hungary, Balaton là hồ nước đẹp nhất và có diện tích rộng nhất khu vực Trung Âu với chiều dài gần 77km. Hồ là địa điểm du lịch rất thu hút, bởi nơi đây có dòng nước tĩnh lặng mang màu xanh vào Hè, thành hồ bằng vào mùa Đông. Balaton còn là nơi giao thoa giữa hai màu sắc cổ điển và hiện đại với bờ Bắc là nơi sở hữu vẻ đẹp xưa cũ, còn bên bờ Nam lại nhộn nhịp các hoạt động bởi khách du lịch.
Hồ Balaton là hồ đẹp và lớn nhất khu vực Trung Âu (ảnh: areo)
Những năm gần đây, diện tích hồ bị thu hẹp lại đáng kể do nhiệt độ tăng dẫn đến thoát hơi nước, bên cạnh đó lượng mưa giảm cũng là nguyên nhân khiến hồ Balaton có nguy cơ biến mất.
Đây từng là nơi chứa phế thải của nhiều chai lọ, mảnh vỡ thuỷ tinh và bị cấm đến do độ nguy hiểm của nó quá cao. Tuy nhiên, nhờ vào sự bào mòn của nước qua các đợt thuỷ triều lên xuống mà Glass giờ đây đã trở thành bãi biển đẹp, địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, bởi sự lấp lánh của sỏi thuỷ tinh.
Biển Glass đang trong tình trạng bị huỷ hoại bởi du khách và thiên nhiên
(ảnh: wanderlusttips)
Thế nhưng, do nhiều du khách vì thích thú mà khi đến du lịch đã lấy đi các viên đá thuỷ tinh đó, dần dần Glass đã mất đi những viên sỏi và đang đứng trước nguy cơ bị xoá bỏ bởi cạn kiệt đá sỏi, ngoài ra sự bào mòn của nước biển cũng đang dần đưa Glass về trạng thái ban đầu là biển xanh cát vàng.
Angkor là khu di tích với kiến trúc cổ của Cambodia, với kiến trúc tháp mang đậm nét văn hoá tôn giáo. Đền được xây dựng bằng những khối sa thạch được xếp chồng lên nhau với thiết kế mang dáng vẻ của núi Maru nơi mà các vị thần truyền thuyết của Ấn Độ cư ngụ. Cùng với các bức phù điêu, chạm khắc chạy dọc khắp hành lang, được trang trí trên các vòm nhà đã tạo lên một Angkor đầy cổ kính và ma mị.
Nếu như không có chính sách hợp lý Angkor có thể bị sụp đổ (ảnh: bestprice)
Thế nhưng, do sức ép từ ngành du lịch, đã và đang có nhiều khách sạn mọc lên, lượng khách du lịch thì quá tải đe doạ đến sự bền vững của đền. Ngoài ra hệ thống nước ngầm của Siem Reap cũng đang từng bước nhấn chìm khu đền Angkor.
Mặc dù đã mất đi hình dáng ban đầu bởi trận tuông trào núi lửa Vesuvius nhưng Pompeii vẫn giữ được phần nào nét đặc trưng của nền kiến trúc La Mã thời cổ đại. Điều đáng ngạc nhiên là các cồng chào, đền thờ, các bức bích hoạ, hay những di tích về các cửa hiệu dọc bên đường vẫn còn được bảo toàn gần như hoàn hảo có lẽ nhờ vào dòng dung, chính điều đó đã cho thấy được La Mã cổ đại đã phát triển vô cùng tinh tế và tuyệt vời.
Pompeii liệu có bị chôn vui lần nữa hay không là do con người (ảnh: kienthuc)
Pompeii đang có nguy cơ biến mất một lần nữa bởi do tác động mạnh của thời tiết và khai quật thiếu chuyên môn của con người, do đó họ đang phần nào làm Pompeii đổ sập và xuống cấp.
>> 10 điểm đến tuyệt vời nên trải nghiệm một lần trong đời (P2)
Nguồn: ellman