Tía tô bắt nguồn từ các tên gọi “xích tô, bạch tô, tử tô”, được lưu truyền trong dân gian rất nhiều năm qua. Cả thân và lá cây tía tô được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Một số đặc điểm trên lá tía tô. Đây là một loại lá có vị cay, tính ẩm tương đối và dễ giúp cơ thể người xuất hạn mồ hôi. Nhờ những đặc điểm này mà lá tía tô không chỉ được làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng khử đờm, trị hen suyễn, tê tay chân.
Cụ thể nhất là trong việc chữa trị cảm cúm, ho nặng. Người dùng chỉ việc nấu một phần cháo trắng và cho vào khoảng 10 g lá tía tô tươi. Sau đó, người bệnh sẽ ăn nóng. Công đoạn cuối cùng là nằm nghỉ ngơi và đắp một cái chăn ấm để cơ thể toát ra mồ hôi. Như vậy bệnh sẽ giảm đi đáng kể.
Lá tía tô chuyên trị cảm cúm và táo bón (Nguồn: blogtamsu)
Tuy nhiên, người dùng có thể sử dụng 15 đến 20 g lá tía tô tươi và giã nát. Sau đó, đun sôi với nước rồi uống. Đây cũng là cách giúp người bệnh nhanh chóng chữa trị bệnh cảm cúm và ho nặng.
Ngoài ra, lá tía tô còn điều trị được bệnh táo bón. Khi dùng 15 g hạt tía tô cùng 15 g hạt hẹ giã nát, người dùng sẽ trộn chúng với nhau và pha thêm khoảng 300 ml nước. Sau đó, đun sôi hỗn hợp này và lọc nước cốt đó. Cuối cùng, người dùng sẽ sử dụng nước đã lọc ấy để nấu với cháo trắng. Chắc chắn, món ăn này sẽ rất thích hợp để chữa trị bệnh táo bón.
Do đó, có thể khẳng định, lá tía tô được xem là một bài thuốc dân gian rất hữu dụng trong việc điều trị một số bệnh thường gặp: cảm cúm, ho, táo bón,… người bệnh nhẹ nên thử áp dụng nếu gặp những triệu chứng này nhé.
Lee Dao (Theo vnexpress)