Hãy cùng chuyên mục chuyện gia đình của tìm hiểu vầ những mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình và các cách gải quyết những mâu thuẫn ấy để tổ ấm của bạn luôn tràn ngập tiếng cười nhé!
Không thể phủ nhận tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm của các mối quan hệ. Tình hình sẽ rất tồi tệ khi kinh tế khó khăn. Cả trong khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc sống hôn nhân thì hầu hết các cặp vợ chồng cũng đều có lúc phải đối diện với những mâu thuẫn về tiền bạc.
Gia đình là chỗ dựa vũng chắc cho từng thành viên. Nguồn: Giaophanxuanloc
Việc giải quyết các chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày, kế hoạch cho chuyện nhà cửa, xe cộ… luôn khiến mối quan hệ vợ chồng căng thẳng. Để vượt qua được điều này, hai bạn cần ngồi lại với nhau, thảo luận kế hoạch tài chính trước mắt và tương lai, chi tiêu thế nào, tiết kiệm ra sao…
Nhà tâm lý học Harriet Lerner, cho rằng, khi căng thẳng lên cao đến một mức độ nào đó thì ngay cả đôi hoàn hảo nhất cũng trở thành một cặp nhiều vấn đề nhất. Những điều rất bình thường cũng tạo thành một cuộc chiến dai dẳng, ví dụ như chuyện con dao nào thì nên dùng để thái cà chua.
Hãy giữ cái tôi thấp và nhường nhịn nhau. Nguồn: danhngoncuocsong
Để ngăn chặn các căng thẳng tiếp diễn, các bạn hãy hít một hơi thật sâu trước khi hét lên và nên kiềm chế lại để nghĩ rằng con dao kia cũng không phải là một vấn đề to tát. Nếu như bạn đã trót châm ngòi cho cuộc chiến nổ ra thì hãy xin lỗi và giải thích những điều đang làm bạn khó chịu trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Sau khi hai bạn gặp các bậc phụ huynh, rồi phụ huynh gặp mặt nhau, đám cưới diễn ra suôn sẻ trong niềm vui của hai gia đình. Bạn tưởng mình đã hoàn thành mọi việc, nhưng không… Những mối quan hệ với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, chuyện gặp mặt gia đình… sẽ có rất nhiều những rắc rối mà bạn không lường trước được. Bạn cũng đừng kỳ vọng có khoảng thời gian một mình bên mẹ (bà, hay một người thân nào đó của bạn) như trước. Giải pháp là hãy đơn giản hóa mọi việc và thỏa thuận với nhau về việc sẽ có lịch thăm nom hai bên bố mẹ thế nào và đối xử ra sao cho phải phép với các bố mẹ.
Hạnh phúc bao nhiêu khi đón đứa con đầu lòng thì cuộc sống của vợ chồng bạn cũng khó khăn bấy nhiêu. Ví dụ như khi các bạn đang tranh cãi gia đình xem ai sẽ bế con thì vợ bạn òa lên khóc và đòi tìm người trông trẻ. Chưa kể, con quấy khóc dẫn tới mất ngủ cũng khiến nhiều người cảm thấy cuộc sống vô cùng ngột ngạt.
Không chỉ có bố mẹ, gia đình còn là những người thân xung quanh. Nguồn: Thanhgiang
Tốt nhất, hai vợ chồng hãy cùng nhau chia lịch để chăm con, khi chồng rảnh thì có thể chơi cùng con, thay tã bỉm, còn khi chồng đi làm thì vợ sẽ đảm nhận. Nếu cảm thấy vẫn khó khăn, bạn có thể thuê giúp việc đỡ đần hoặc cậy nhờ tới ông bà nội ngoại.
Con bạn đủ lớn để nói chuyện và tự mặc quần áo, bạn bắt đầu có thể vừa chăm sóc con vừa có thời gian cho bản thân. Điều đó sẽ giúp mối quan hệ của vợ chồng bạn trở lại bình thường như ngày xưa? Không nhanh như vậy đâu! Thậm chí việc đưa ra các quyết định cho con cái có thể phát sinh mâu thuẫn gia đình nhiều hơn bạn tưởng. Đơn giản như vợ muốn dạy con trong hòa bình nhưng chồng thích cho bé ăn đòn khi bé bướng bỉnh, vợ ép con ăn còn chồng thấy thế là đủ… Tất cả những điều nhỏ nhặt xung quanh bé đều có thể khiến chiến tranh nổ ra giữa cha mẹ.
Giải pháp là vợ chồng bạn nên tìm ra những nguyên tắc chung trong việc dạy con và cả hai cần phải tôn trọng nguyên tắc đó. Việc giữ gìn hạnh phúc gia đình là việc không hề dễ dàng. Và nó cần sự cố gắng giữa vợ chồng.
>> Hãy cùng gia đình tìm hiểu xem tại sao có tết nguyên đán
>> 4 bí quyết giữ gia đình hạnh phúc
Nguồn: wikigiadinh