Đàn ông "nhát"- Phần 1: Gốc rễ của vấn đề

Người đăng: duyluan.py89    Ngày đăng: 01/01/2016
Bạn biết đấy, "nhát" chưa bao giờ là một cái gì đó hấp dẫn của đám đàn ông chúng ta. Chắc chắn bạn đã phải trải qua cảm giác khó chịu này nhiều lần trong đời, nhưng bạn có nghĩ mình đã thực sự hiểu hết về vấn đề này chưa?
Có một cô gái khá xinh học chung vơi bạn môn Kinh tế. Rõ ràng là bạn muốn chạy lại làm quen xin số điện thoại tán tỉnh người ta các kiểu, nhưng mới chỉ nghĩ đến việc chào hỏi cũng đủ khiến bạn lo lắng toát sạch mồ hôi.

Bạn chuyển qua học tại ngôi trường mới và dĩ nhiên là bạn muốn có nhiều bạn bè. Tất cả những gì bạn cần làm là tiến lại gần tụi con trai trong lớp mới và nói vài thứ về trận Derby tối qua và ok, bạn đã phá vỡ được tình trạng lạ lẫm ban đầu và ít nhất là trưa hôm đó bạn sẽ không phải đi ăn một mình. Nhưng bạn lại không làm vậy.

Sáng sớm dắt xe ra khỏi nhà và bạn cũng chẳng chào nổi bà hàng xóm nhà bên một tiếng.

Bạn tham dự một bữa tiệc và cố hết sức để hòa nhập. Nhưng mỗi lần bạn định mở miệng ra nói gì đó là y như rằng cái cảm giác ngạt thở xuất hiện, và sau đó bạn cảm thấy mình như đang làm trò cho người khác. Bạn rời bữa tiệc và để lại trong đầu cái ám ảnh rằng mình nhất định đã hành xử như một đứa thiếu muối 20 phút trước.

Bạn có thấy những kịch bản trên quen thuộc không? Nếu có thì bạn đã biết chính xác thế nào là “nhát” rồi đấy.

“Nhát”, “ngại”, “xấu hổ”… đây đều là những tính từ mà đám đàn ông chúng ta phải vật lộn chung trong suốt những năm mới lớn, cảm nhận và trải nghiệm nó trong đủ loại tình huống dở khóc dở cười. Thật ra thì chuyện “nhát” là điều hoàn toàn bình thường thôi, nhưng nếu bạn không kiểm soát nó đúng cách, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bạn mở rộng các mối quan hệ, cơ hội gặp gỡ tán tỉnh các cô gái , phát triển sự nghiệp hoặc tệ hơn, cản trở cuộc sống hằng ngày của bạn. Ôi dào, nếu bạn vẫn đang đọc tới đây thì có lẽ bạn cũng hiểu rõ chuyện này nó tệ như thế nào mà đúng không?

Trong bài viết kéo dài 3 phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem LÝ DO chúng ta cảm thấy “nhát” và LÀM GÌ để gạt đi vấn nạn này. Trong phần 1 hôm nay, chúng ta sẽ đi phân tích bản chất của trạng thái này, bao gồm cả gốc rễ và những biểu hiện của nó. Trong phần 2, ta sẽ bàn về “cảm giác có lỗi” và những “nhận thức tiêu cực” dẫn đến chuyện “nhát”. Cuối cùng, tôi sẽ chia sẻ những bí quyết dựa trên tâm lý học mà bạn có thể áp dụng để vượt qua chuyện này trót lọt.

Đi về gốc rễ và biểu hiên


 
“Nhát” được xem là trạng thái không thoải mái, không an toàn, sợ sệt, lo lắng, bất an… hay bất cứ từ ngữ nào mà bạn có thể nghĩ ra. Khi rơi vào tình trạng này, bạn sẽ trải qua một loạt các biểu hiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Mạch đập nhanh hơn, tay đổ mồ hôi nhiều hơn, và nóng trong người nữa. Bạn sẽ bắt đầu im lặng, rất im lặng hoặc nói rất nhanh vì căng thẳng. Và trên hết, đa số sẽ bị kẹt trong một mớ suy nghĩ tiêu cực rằng: mọi người xung quanh đang để ý rõ ràng từng giọt mồ hôi bạn đổ ra hoặc đang phán xét xem bạn đang lo lắng như thế nào

Cảm giác “nhát” là một quá trình diễn biến trong não chúng ta tương tự như quá trình nhận thức các mối nguy hiểm vậy. Đối với loài người nguyên thủy, việc bị cô lập và mất đi sự bảo vệ từ người trong bộ lạc có thể không làm họ chết ngay, nhưng cuối cùng thì việc này cũng dẫn đến cái chết. Mặc dù việc bị xã hội cô lập ngày nay không quá nguy hiểm đến sự sống còn của chúng ta, nhưng não bộ vẫn mặc định một cơ chế phản ứng tương tự như hàng ngàn năm trước. Cảm giác muốn thoát ra khỏi tâm lý lo ngại và sợ hãi này mạnh mẽ tới nỗi, nó kéo ta ra khỏi những bữa tiệc hay những bữa gặp mặt đông người tương tự như việc chẳng ai muốn khám phá một hang động đầy gấu.

Chuyên gia tâm lý học Bernardo J. Carducci đã mô tả tình trạng trên như một “sự xung đột giữa tiếp cận và tránh né”. Điều này diễn ra khi ta gặp phải tình huống mà có cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực, chúng khiến ta vừa muốn làm lại vừa muốn tránh xa. Với những người nhút nhát, chỉ đơn giản việc tiếp xúc với người khác sẽ tạo ra sự xung đột đẩy/kéo này. Họ muốn trở nên hướng ngoại và hòa đồng hơn vì:

            Chúng ta đều là một phần của cộng đồng
            Sẽ có những điều tốt đẹp đến với những người có thái độ hòa đồng

Và ngay cái lúc mà họ khao khát được hòa đồng và thoải mái nhất, họ lại không thể ngừng suy nghĩ (thương là suy diễn) về những “rủi ro” đi kèm với việc đó như cảm giác xấu hổ, cảm giác ngại ngùng, lo lắng,… Trong cuộc đấu trí lặp đi lặp lại này, kịch bản thường thấy là những ám ảnh về nỗi lo sẽ chiến thắng, và những gã nhút nhát thì sẽ lại cố tránh xa khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt.

Một tình trạng khá thịnh hành

Có lẽ nhu cầu cần thuộc về một cộng đồng nào đó (bộ lạc) quá lớn và quá căn nguyên nên trạng thái “nhát” trở nên cực kì phổ biến.Hơn nửa dân số thừa nhận rằng bản thân khá nhút nhát, 95% cá nhân được khảo sát trả lời rằng họ đều trải qua tình trạng này ở một giai đoạn nào đó trong đời. Kể cả những người nổi tiếng như Johhny Carson, David Letterman, Barbara Walters và Johhny Depp, cũng thừa nhận rằng họ đã từng khá nhút nhát. Vậy nên bạn không cần phải giữ suy nghĩ thất bại kiểu như chỉ có mình mình đang lâm vào tình trạng này. Có cả khối người như bạn ngoài kia đấy, và thật sự thì chuyện đó cũng chẳng có gì đáng xấu hổ đâu.

Kể cả những tay hướng ngoại nhất cũng có lúc phải trải qua tình trạng này. Có thể họ là những tay pha trò giỏi kinh khủng, đi đến đâu là truyền lửa đến đấy và không có một phút nào bạn bắt gặp một sự lo lắng hay sợ sệt trong mắt của những gã như vậ. Họ là những hoạt náo viên bẩm sinh, giỏi thật sự trong việc đắm mình vào môi trường xung quanh và để cá tính của mình cháy lên tự nhiên nhất. Tuy nhiên, nếu họ gặp một người họ ngưỡng mộ hoặc một tay nào đó khá hơn thì chắc chắn họ cũng sẽ ú ớ rút lui thôi, chẳng ai thích thể hiện những lúc mình không còn đất diễn cả.

Nguyên nhân của vấn đề


Nhút nhát, lo lắng được gây ra bởi nhiều yếu tố: sinh lý, tâm lý và môi trường. Những nhà khoa học đã đi đến một kết luận chắc chắn rằng, không có ai sinh ra là nhát cả. Thực tế, “nhát” không di truyền. Môi trường xung quanh mới chính là tác nhân quan trọng dẫn con người ta đến niềm tin khó lay chuyển rằng bản thân mình nhút nhát. Bạn sẽ rụt rè, thậm chí nhát cáy nếu như môi trường bạn lớn lên đầy rẫy những đứa thất bại và gia đình thì sẵn sàng ném cho bạn những ánh mắt khinh miệt thay vì những lời động viên.

Có khoảng phân nửa tính cách ta được thừa hưởng là do di truyền., một vài trong số đó có khuynh hướng nghiêng về nhút nhát hơn. Ví dụ, những đứa trẻ hay phản ứng một cách lo lắng với tác động bên ngoài thường lớn lên và trở thành người nhút nhát. Hệ thần kinh cũng đóng một vai trò khá quan trọng: những bộ não có khả năng tổng hợp serotonin quá nhanh sẽ khiến người ta vật lộn với cảm giác lo lắng, vì nơ ron thần kinh này chịu trách nhiệm cho việc giữ bạn bình tĩnh, thư giản và hòa đồng.

Tuy vậy, yếu tố quyết định nhất gây ra sự nhút nhát vẫn nằm trong cách chúng ta suy nghĩ, đặc biệt là “cảm giác có lỗi” và những nhận thức tiêu cực mà ta hay đóng khung trong mọi mối quan hệ. Những người nhút hay lo lắng tin rằng họ sẽ luôn nói ra chuyện gì đó ngượng mồm khi phải giao tiếp với người khác. Nỗi sợ này thường trực và tự nhiên đến nỗi nó hình thành trong con người ta một cơ chế kiểu như “tự bảo vệ”. Họ ngay lập tức thu mình lạị, cố gắng bấu víu vào sự căng thẳng khi nghĩ rằng mọi người đang chực đánh giá họ. Tuy trong thực tế thì chẳng mấy ai để ý cả. Họ buộc bản thân phải im lặng, im lặng tuyệt đối để tránh phải nói ra chuyện gì đó dở hơi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, khi con người ta càng căng thẳng và càng trầm trọng hóa mọi chuyện lên thì tỉ lệ xuất hiện những chuyện thiếu muối cũng tăng lên đáng kể. Kết quả là khi buộc phải nói gì đó, họ tư quăng mình vào những mẩu chuyện hài kệch cỡm không đầu không cuối và kéo luôn không khí của tập thể xuống cho bằng mình. Vòng lẩn quẩn ấy cứ lặp đi lặp lại, bạn muốn giao tiếp để không nhát, nhưng lại quá nhát để giao tiếp. Và cứ thế bạn kẹt trong cái suy nghĩ đó hàng năm trời không biết khi nào mới thoát ra cái vòng tròn ấy.

Tạm kết

Chúng ta khó có thể làm gì để thay đổi nơ ron hay thay thế những gì quá khứ đã nhồi vào đầu bạn, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách suy nghĩ của chính mình. Bởi vì bạn có-thể-thay-đổi suy nghĩ của mình, và bởi vì đây là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới việc hay lo lắng của bạn; cho nên sẽ rất quan trọng khi bạn hiểu chính xác và cặn kẽ điều gì đang diễn ra trong đầu mình, trước và sau khi bạn trải qua một chuyện tương tự. Nếu đã hiểu và ý thức được vấn đề từ nãy đến giờ, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để thực hành những lời khuyên giúp bạn chống lại nỗi sợ và cảm giác nhút nhát-nằm trong phần 2 của bài viết sẽ ra mắt bạn vào tuần tới.
 Minh Thức
 

Bình luận

Chủ đề cùng loại

BÀI XEM NHIỀU

Phụ nữ dâm – làm thế nào để nhận biết? Gập bụng trên ghế dốc - Decline Crunch Những lợi ích không ngờ từ quả sa pô chê Top 4 hãng cơ mà nam giới đam mê bida cần biết 8 dấu hiệu chứng tỏ cô ấy không thích bạn Cách làm bột đậu cho người tập thể hình Thủ dâm có làm tăng kích thước dương vật? Cách xác định kích thước cổ tay to hay nhỏ 8 điều cấm kỵ khi tập thể hình Đòi mà nàng không cho thì phải làm sao? Lịch tập thể hình chuẩn cho nam giới 5 động tác chống đẩy tăng sức mạnh cho cơ tay Tại sao phụ nữ thích xem phim người lớn? Nguyên Mạnh 'kêu oan' về pha đánh nguội Dương vật không cương cứng lâu Vì sao Nguyên Mạnh nhận thẻ đỏ 5 loại nước ép lý tưởng cho người tập gym 12 mẫu phụ nữ mà đàn ông nên tránh Bữa sáng cho dân tập thể hình 4 hãng giày thể thao được ưa chuộng tạo Việt Nam Vớt tạ đơn tập cơ ngực, cơ xô - Dumbbell Pullover 3 kiểu quần kaki cực kỳ dễ mặc Những điểm hấp dẫn phụ nữ nên cơ thể nam giới Bí quyết chạy bộ nhanh mà không mệt Hướng dẫn bài tập Bicycle crunch – Gập bụng đạp xe Người bị tiêu chảy nên ăn gì? 5 “khuyết điểm” của đàn ông cuốn hút phụ nữ đến không ngờ Bí quyết chinh phục phụ nữ đẹp của đàn ông xấu Những điều phụ nữ ghét cay ghét đắng ở đàn ông Chế độ dinh dưỡng cho người mới tập thể hình